Tác giả: Hệ thống đa khoa Ecolife

Tư vấn chuyên môn bài viết Bs. Phan Đình Long

Phòng khám đa khoa Ecolife Hà Nội

Theo Bs. Phan Đình Long, người mắc bệnh u sợi thần kinh ngoại biên (u dây thần kinh ngoại biên) có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, với những tổ chức phì đại phát triển ngoài da. Vậy u thần kinh ngoại biên là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả ra sao?

U dây thần kinh ngoại biên có 2 dạng điển hình là khối u nội thần kinh phát triển bên trong dây thần kinh và khối u ngoại bào chèn ép vào dây thần kinh. Phẫu thuật có thể là phương pháp giúp loại bỏ hiệu quả khối u thần kinh ngoại biên. Nếu khối u không thể loại bỏ được hết và không làm ảnh hưởng đến các mô, dây thần kinh mạnh khỏe gần đó thì các phương pháp chữa trị khác có thể được cân nhắc áp dụng phối hợp hoặc bổ sung.

U thần kinh ngoại biên là bệnh gì?

Neurofibromatosis, cũng gọi là bệnh von Recklinghausen, là bệnh di truyền của mô thần kinh. Nó gây ra sự phát triển tạo khối trên các dây thần kinh (neurofibromas) nằm trên hoặc dưới da ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của mô tế bào thần kinh. Các khối u thường là u lành tính (không ác tính). Tuy vậy, ở một số trường hợp chúng có thể làm biến dạng. Chúng có xu hướng phát triển với số lượng lớn và kích thước đa dạng, qua nhiều năm.

Có hai loại Neurofibromatosis:

  • NF1 – Đây là loại phổ biến nhất của Neurofibromatosis. Nó được gây ra bởi đột biến của nhiễm sắc thể 17 ảnh hưởng 1 trong mỗi 2.500-4.000 người được sinh ra. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên được liên kết với các vùng nâu sữa cafe trên da. Các vùng nâu sữa cafe có màu nâu nhạt giống như cà phê trong sữa. Nó còn được biết đến với tên von Recklinghausen disease.
  • NF2 – Đây là loại hiếm của Neurofibromatosis. Nó được gây ra bởi đột biến của nhiễm sắc thể 22 ảnh hưởng 1 trong mỗi 25.000 người được sinh ra.

Bệnh u thần kinh ngoại biên là sự tăng trưởng, hình thành các khối u trong hoặc gần các dây thần kinh ngoại biên. Các dây thần kinh có chức năng truyền tín hiệu từ não đến những bộ phận còn lại của cơ thể. Ví dụ, dây thần kinh ngoại biên có khả năng kiểm soát các cơ cho phép bạn nuốt, chớp mắt, nhặt đồ, đi lại và thực hiện những hoạt động khác. (1)

Các khối u thần kinh ngoại biên có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào bên trong cơ thể. Hầu hết u dây thần kinh ngoại biên đều lành tính, nghĩa là không phải ung thư. Nhưng các khối u này (nhất là khi chúng lớn dần lên) có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, làm tổn thương thần kinh, gây mất chức năng tại vùng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ ngoài da.

Các loại u dây thần kinh ngoại biên

Dưới đây là một vài loại u thần kinh ngoại biên người bệnh có thể mắc phải, bao gồm:

  • U dây thần kinh thính giác: Đây thường là khối u lành tính (không phải ung thư) phát triển trên dây thần kinh tiền đình (dây thần kinh chính dẫn từ tai trong đến não). Các nhánh của dây thần kinh tác động trực tiếp đến thính giác và sự cân bằng. U dây thần kinh thính giác có thể gây áp lực khiến người bệnh bị mất thính giác, ù tai hay gặp những vấn đề về sự thăng bằng. U thần kinh thính giác thường phát triển chậm từ các tế bào shwann bao phủ dây thần kinh tiền đình. Hiếm khi khối u phát triển nhanh chóng và đủ lớn để có thể chèn ép nhiều lên não, tác động đến những chức năng quan trọng khác.
  • U bao thần kinh ngoại biên ác tính: Đây là loại u thần kinh ngoại biên hiếm gặp, bắt đầu xuất hiện từ lớp niêm mạc của dây thần kinh. Cụ thể, u bao thần kinh ngoại biên ác tính xảy ra ở các dây thần kinh chạy từ tủy sống vào cơ thể (dây thần kinh ngoại biên). Khối u có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, chủ yếu xảy ra ở các mô sâu của thân, chân, cánh tay. U bao thần kinh ngoại biên ác tính có xu hướng gây đau, yếu tại nơi chúng xuất hiện.
  • U xơ thần kinh: U xơ thần kinh là loại u thần kinh ngoại biên hình thành những vết sưng mềm trên hoặc bên dưới da. Loại u này có thể phát triển trong dây thần kinh chính/phụ tại bất kỳ vị trí nào. U xơ thần kinh có xu hướng hình thành ở trung tâm dây thần kinh, đôi khi phát sinh từ một số bó dây thần kinh (u xơ thần kinh dạng đám rối). Bệnh có thể biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Người bệnh có thể bị đau, tê ở vùng bị ảnh hưởng nếu khối u chèn ép vào dây thần kinh hoặc phát triển bên trong chúng. U xơ thần kinh hiếm khi trở thành ung thư.
  • U desmoid:
    • U desmoid cũng là một loại u thần kinh ngoại biên. U desmoid là sự tăng trưởng trong mô liên kết (không phải ung thư), thường xuất hiện ở chân, cánh tay, bụng. Khối u desmoid còn được gọi bằng một thuật ngữ khác là u xơ tích cực.
    • Một số khối u desmoid phát triển với tốc độ chậm và không cần chữa trị ngay lập tức. Số khác phát triển một cách nhanh chóng và được chữa trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dùng thuốc… Khối u desmoid không được xem là ung thư vì không lan sang những khu vực khác trong cơ thể nhưng cũng có thể trở nên rất hung hãn, hoạt động giống ung thư hơn.
  • U schwannoma:
    • U schwannoma là loại khối u thần kinh của vỏ dây thần kinh. Đây thường là loại u thần kinh ngoại biên lành tính, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. U schwannoma phát triển chậm, thường xuất phát từ một bó (dây thần kinh) duy nhất trong dây thần kinh chính. Nhiều bó (dây thần kinh) bị ảnh hưởng khi u schwannoma phát triển lớn hơn. Lúc này, việc loại bỏ khối u cũng trở nên khó khăn hơn.
    • Nếu u schwannoma phát triển ở cánh tay hoặc chân, người bệnh có thể thấy khối u không gây đau. Ít khi schwannoma gây ung thư nhưng có thể làm tổn thương thần kinh, mất kiểm soát cơ.
U schwannoma ở chân là một dạng u thần kinh ngoại biên

Triệu chứng u dây thần kinh ngoại biên

Khối u thần kinh ngoại biên tác động trực tiếp vào dây thần kinh hoặc chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh hoặc mô gần đó có thể làm phát triển các triệu chứng liên quan. Khối u khi phát triển có nhiều khả năng gây ra triệu chứng hơn, mặc dù không phải lúc nào kích thước của khối u cũng quyết định đến mức độ ảnh hưởng. Tùy thuộc vào vị trí của khối u và các mô bị ảnh hưởng, triệu chứng của bệnh u dây thần kinh ngoại biên sẽ có sự khác nhau, bao gồm: (2)

  • Nổi cục hoặc sưng dưới da.
  • Tê, ngứa ran hoặc đau.
  • Vùng chịu ảnh hưởng bị yếu đi hoặc mất chức năng.
  • Mất thăng bằng hoặc chóng mặt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám khi gặp bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào như được liệt kê ở trên. Đặc biệt, khi các triệu chứng tăng nặng, người bệnh có khối u dây thần kinh ngoại biên phát triển nhanh chóng thì càng không nên chủ quan.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ u dây thần kinh ngoại biên

Nguyên nhân u thần kinh ngoại biên

Trong hầu hết các trường hợp, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao các khối u thần kinh ngoại biên lại xuất hiện. Một số loại u dây thần kinh ngoại biên có liên quan đến những hội chứng di truyền đã biết, ví dụ như bệnh u xơ thần kinh (loại 1 và 2). Một vài loại u thần kinh ngoại biên khác có thể do các thay đổi trong gen gây ra. Bệnh u dây thần kinh ngoại biên xuất hiện phổ biến hơn ở những người có các yếu tố rủi ro dưới đây: (3)

  • Schwannomatosis và neurofibromatosis (loại 1, 2): Trong các rối loạn này, khối u phát triển trên/gần các dây thần kinh, thường có nhiều khối u (không phải ung thư). Người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào vị trí xuất hiện khối u.
  • Tiền sử điều trị bức xạ: Một vài người tiếp xúc với bức xạ có nguy cơ cao phát triển các khối u dây thần kinh ngoại biên hơn người bình thường trong nhiều năm sau đó.

Biến chứng của u thần kinh ngoại biên

Các khối u dây thần kinh ngoại biên có thể đè lên dây thần kinh hay mạch máu, tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số biến chứng. Một vài biến chứng có thể tồn tại vĩnh viễn, ví dụ như:

  • Yếu và tê vùng bị ảnh hưởng.
  • Vùng chịu ảnh hưởng bị mất chức năng.
  • Gặp rắc rối với sự cân bằng.
  • Gặp cảm giác đau.

U dây thần kinh ngoại biên có thể gây ra cảm giác đau

Cách chẩn đoán bệnh u thần kinh ngoại biên

Để chẩn đoán u thần kinh ngoại biên, bác sĩ cần biết tiền sử bệnh và triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện cuộc kiểm tra thần kinh và đánh giá sức khỏe tổng quát. Một vài phương pháp dưới đây có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân, chẩn đoán bệnh u dây thần kinh ngoại biên:

– Siêu âm: là phương pháp chẩn đoán bệnh lý bằng cách sử dụng một đầu dò phát sóng âm tần số cao để ghi lại hình ảnh trực tiếp bên trong cơ thể, sau đó phản xạ lại và thể hiện thông qua hình ảnh 3D chi tiết về mô và dây thần kinh. Chính nhờ sự phát triển của trang thiết bị, máy móc mà hình ảnh siêu âm được thể hiện một cách rõ nét và chân thật, hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó áp dụng phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả.

– Sinh thiết khối u: Mẫu tế bào nhỏ từ khối u được bác sĩ lấy ra mang đi phân tích, đánh giá. Tùy vào vị trí, kích thước của khối u, người bệnh có thể được gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân trong lúc làm sinh thiết. Sinh thiết đôi khi là phương pháp tối ưu giúp bác sĩ xác định liệu khối u có phải là ung thư hay không.

– Sinh thiết thần kinh: Sinh thiết thần kinh có thể là việc làm cần thiết ở những người bị bệnh thần kinh ngoại biên tiến triển, xuất hiện các dây thần kinh kích thước to giống khối u thần kinh…

Cách điều trị bệnh u dây thần kinh ngoại biên

Việc điều trị khối u thần kinh ngoại biên phụ thuộc vào triệu chứng, loại khối u, các mô và dây thần kinh đang chịu ảnh hưởng. Lựa chọn chữa trị có thể bao gồm những phương pháp dưới đây: (4)

  • Giám sát: Nếu khối u còn nhỏ, lành tính hoặc xuất hiện ở vị trí khó loại bỏ thì cách theo dõi, giám sát sự phát triển của khối u có thể được lựa chọn. Việc giám sát cũng có thể được lựa chọn trong trường hợp khối u phát triển chậm và ít/không gây ra triệu chứng. Người bệnh có thể được kiểm tra sức khỏe định kỳ, siêu âm khoảng 6 – 12 tháng/lần để xem xét sự phát triển của khối u. Việc theo dõi có thể được tiến hành vài năm/lần nếu thấy khối u dây thần kinh ngoại biên trong trạng thái ổn định.
  • Phẫu thuật:
    • Một số khối u thần kinh ngoại biên có thể được bác sĩ loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật. Mục tiêu của việc phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ khối u hoặc càng nhiều u càng tốt mà không khiến các mô và dây thần kinh mạnh khỏe gần đó bị tổn thương. Nếu không thể loại bỏ hết, bác sĩ sẽ cân nhắc loại bỏ tối đa khối u có kích thước lớn.
    • Các công cụ và phương pháp mới cho phép bác sĩ tiếp cận khối u khó tiếp cận. Kính hiển vi công suất cao được dùng trong vi phẫu giúp bác sĩ phân biệt sự khác biệt giữa mô khỏe mạnh và khối u một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật, chức năng của dây thần kinh có thể được theo dõi trực tiếp bằng hệ thống theo dõi thần kinh, giúp hạn chế di chứng hậu phẫu cho người bệnh.
    • Rủi ro của phẫu thuật có thể bao gồm khuyết tật và tổn thương thần kinh. Các rủi ro tiềm ẩn phụ thuộc vào vị trí, kích thước của khối u và phương pháp phẫu thuật được áp dụng. Một vài khối u cũng tái phát trở lại.
  • Phục hồi chức năng: Người bệnh có thể cần áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng thể chất sau phẫu thuật. Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng nẹp để giữ cánh tay/chân ở vị trí phù hợp, giúp vết thương chóng lành. Các nhà trị liệu nghề nghiệp và trị liệu vật lý có thể giúp người bệnh phục hồi chức năng, khả năng vận động sau phẫu thuật.

Hệ thống y tế Ecolife sở hữu các công nghệ, kỹ thuật, máy móc hiện đại bậc nhất giúp điều trị, phẫu thuật, phục hồi chức năng cho người bệnh u thần kinh nói chung và u thần kinh ngoại biên nói riêng thành công, hiệu quả cao.

 Phẫu thuật là phương pháp có thể được áp dụng để điều trị bệnh u thần kinh ngoại biên.

Cách phòng ngừa u thần kinh ngoại biên

Để phòng ngừa các bệnh lý về thần kinh ngoại biên nói chung và u thần kinh ngoại biên nói riêng, mỗi người cần quản lý tốt sức khỏe của bản thân bằng cách đến cơ sở y tế uy tín khám tổng quát định kỳ. Bên cạnh đó, cần áp dụng lối sống khoa học để nâng cao sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh nói chung, bao gồm:

  • Áp dụng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc vào khẩu phần để giữ cho các dây thần kinh mạnh khỏe.
  • Hạn chế thiếu hụt vitamin B12 bằng cách ăn trứng, cá, thịt, thực phẩm từ sữa béo, ngũ cốc tăng cường. Nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn chay/thuần chay thì ngũ cốc tăng cường chính là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào, bên cạnh đó hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng viên uống vitamin B12.
  • Luyện tập thể dục đều đặn tối thiểu 30 phút – 1 tiếng/mỗi buổi tập và tập tối thiểu 3 lần/tuần.
  • Tránh những yếu tố có thể làm tổn thương dây thần kinh, bao gồm tư thế chật chội gây áp lực lên dây thần kinh, chuyển động lặp đi lặp lại, uống quá nhiều rượu, hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất độc hại…

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Y tế Ecolife, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG Y TẾ ECOLIFE

Bài viết được trích dân từ: Homeopathy treatment for Neurofibromatosis, Treatment of Neurofibromas in Nepal (rajeevclinic.com)