Trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh bạch đầu được xếp nhóm B với tỷ lệ tử vong cao nếu không kịp điều trị. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn mang tên Corynebacterium diphtheria gây tổn thương đến thanh quản, mũi, các màng giả ở họng…
Table of Contents
ToggleBệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu hay còn gọi là Diphtheria, loại bệnh này thường xuất hiện ở dạng mạc dày dai, có màu trắng ngà, bám chặt và lan nhanh bao phủ quanh vòm họng, tuyến hạnh nhân, mũi, thanh quản. Bệnh có thể xuất hiện ở da hoặc các màng niêm mạc khác như mắt, bộ phận sinh dục…
Bệnh bạch hầu rất dễ lây truyền nhiễm với nhiều hình thức khác như, đặc biệt là qua đường hô hấp. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho… cùng người khác trong khoảng cách gần, làm giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu hòa vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải hay tiếp xúc trực tiếp đều sẽ bị vi khuẩn bạch hầu xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra bệnh bạch hầu còn lây gián tiếp qua các đồ vật chứa bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu.
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, tồn tại dưới 3 dạng: Gravis, Intermedius và Mitis có hình dáng thẳng hoặc cong nhẹ, không có vỏ, không di động và không sinh bào tử. Khả năng tiết độc tố và sinh sản của vi khuẩn bạch hầu là do nó nhiễm virus mang gen mã hóa tạo độc tố mạnh.
Những vi khuẩn không nhiễm virus độc tố sẽ chỉ gây nhiễm trùng mũi họng từ nhẹ đến trung bình, không gây bệnh nghiêm trọng. Ngược lại, những vi khuẩn tiết ngoại độc tố sẽ gây ức chế khả năng tổng hợp protein, từ đó hủy hoại mô tại chỗ và tạo nên giả mạc dày, dai, có màu trắng hoặc trắng xám, bám chặt vùng họng, lưỡi, mũi hay thanh quản. Để lâu dài, vi khuẩn sinh sản sẽ bị hấp thu vào máu, sinh sôi và phát tán khắp cơ thể, gây biến chứng nguy hiểm là tử vong.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch hầu
Vi khuẩn bạch hầu thường sống lâu ở họng và giả mạc người bệnh. Trong điều kiện môi trường thiếu sáng, vi khuẩn có thể sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên đồ dùng xung quanh của người bị bạch hầu như đồ chơi, quần áo…
![]() |
Bệnh bạch hầu xuất hiện giả mạc dày, dài, màu trắng ngà, bám chặt hai bên thành họng. (Ảnh: T/h) |
Bệnh bạch hầu hay gặp là bạch hầu họng (70%), bạch hầu thanh quản (20-30%), bạch hầu mũi (4%), bạch hầu mắt (3-8%)….
Bệnh nhân bị bệnh bạch hầu sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như: sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, đau họng, chán ăn. Sau 2 đến 3 ngày, phần vòm họng xuất hiện giả mạc dày màu trắng ngà, lan rộng và bám chặt hai bên thành họng, dễ bị chảy máu. Người bệnh cần phân biệt bạch hầu với giả mạc mủ, bạch hầu khi bóc lớp giả mạc sẽ bị chảy máu, cho vào cốc nước khuấy mạnh cũng không tan; bệnh giả mạc mủ thì sẽ bị hòa tan hoàn toàn vào nước và vùng niêm mạc xung quanh giả mạc mủ chỉ bị xung huyết.
Bệnh bạch hầu còn có thể gây thêm các triệu chứng như khó thở, nổi hạch sưng tấy vùng cổ, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, cơ hoành bị tê liệt, bàng quang mất kiểm soát…. Trong vòng 6 – 10 ngày nếu không điều trị kịp thời kể từ khi phát bệnh, bệnh nhân có thể bị tử vong đột ngột.
Cách phòng tránh bệnh bạch hầu
Hiện tại ở Việt Nam chưa có vắc xin đơn phòng bệnh bạch hầu, nhưng người dân có thể tiêm các loại vắc xin phối hợp mà trong đó có thành phần kháng vi khuẩn bạch hầu. Đặc biệt đối với trẻ em khi khả năng đề kháng chưa có, cần được tiêm vắc xin lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lúc trẻ 16-18 tháng tuổi, 4-7 tuổi, 9-15 tuổi. Bên cạnh đó, những người cao tuổi hoặc phụ nữ trước hoặc đang mang thai, người bệnh mãn tính thuộc nhóm đối tượng đề kháng kém cũng phải tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng ngừa bệnh.
![]() |
Đảm bảo tiêm ngừa vắc xin đầy đủ phòng chống bệnh bạch hầu. (Ảnh: T/h) |
Ngoài việc phải tiêm ngừa đầy đủ, người dân cần chú ý:
– Thường xuyên dọn dẹp, đảm bảo không gian sinh hoạt (nhà ở, trường học, các nơi công cộng) được sạch sẽ, thông thoáng, có đủ ánh sáng.
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh cá nhân.
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
– Nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu bệnh hay nghi ngờ tiếp xúc với người bệnh thì lập tức khai báo cơ sở y tế sớm để được chuẩn khám, điều trị kịp thời.
Nguồn:Đặc điểm, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh bạch hầu cần biết (suckhoeviet.org.vn)